Loading...
www.ditichlamkinh.vn

Lời ngỏ

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV …

Lễ hội Lam Kinh 2022 “Hào khí Lam Sơn - tỏa sáng trường tồn”


     Sáng ngày 17/9, tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2022, kỷ niệm 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

      Về dự Lễ hội có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa và các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các hội, hiệp hội du lịch; đại diện dòng tộc họ Lê Việt Nam và đông đảo du khách.

      Lễ hội Lam Kinh được tổ chức trong 3 ngày từ 16 - 18/9. Trong đó, lễ dâng hương và tế lễ tại đền thờ vua Lê Thái Tổ, khu lăng mộ, các tòa thái miếu (huyện Thọ Xuân), đền thờ Lê Lai (huyện Ngọc Lặc). Lễ dâng hương làm giỗ Bà Hàng Dầu trên đỉnh núi Lam Sơn (núi Dầu) ngày 18/9 theo nghi thức truyền thống.

      Nhằm tri ân anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng thời giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, con người xứ Thanh, giá trị của di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, các tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa tới bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

      Lễ hội bắt đầu với nghi thức rước kiệu truyền thống, sau đó là lễ dâng hương kính cáo Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế, cuối cùng là đọc chúc văn tưởng nhớ công lao của Vua Lê Thái Tổ và các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

     Sau nghi lễ là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hào khí Lam Sơn - tỏa sáng trường tồn” gồm 3 chương: “Hào khí Lam Sơn - Anh hùng tụ nghĩa”, “Bình Định Vương đăng quang Hoàng đế” và “Tiếp bước cha ông, Thanh Hóa trên đường đổi mới”. Tất cả đã tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng với công lao to lớn của người anh hùng áo vải Lê Lợi cùng các tướng sĩ, nhân dân trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành lại độc lập dân tộc và xây dựng đất nước phát triển hưng thịnh. 

      Phần hội với sự kết hợp của các trò diễn đặc sắc như trò Xuân Phả, múa đèn Đông Anh, diễn tấu cồng chiêng của người Mường, múa bát dân tộc Dao… đã tạo nên một không gian nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc, để lại nhiều dư âm, ấn tượng trong lòng nhân dân và du khách thập phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


TIN TỨC KHÁC

Audio Guide

www.ditichlamkinh.vn

Thống kê

        Hướng dẫn tìm đường

 

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh