Loading...
www.ditichlamkinh.vn

Lời ngỏ

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV …

KẾ HOẠCH Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013


Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 nhằm tôn vinh, giới thiệu và quảng bá những giá trị văn hoá tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử Lam Kinh và những tiềm năng của tỉnh Thanh đối với bạn bè trong nước và Quốc tế;

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HOÁ

BAN TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÀ LỄ HỘI LAM KINH 2013

            __________________________

 

         Số:  87 / KH - BTC

                                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                ________________________

 

                                   Thanh Hoá, ngày 27   tháng  7 năm 2013

                                

              

KẾ HOẠCH

Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt

và Lễ hội Lam Kinh năm 2013, kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi.

___________________________________

 

          Căn cứ Quyết định số 2085/ QĐ - UBND ngày 18/ 6 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013, Ban Tổ chức xây dựng Kế hoạch tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 như sau.

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

           - Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với Di sản Văn hoá của cha ông để lại; khẳng định tiềm năng và trí tuệ của con người Việt Nam; những giá trị nổi bật về kiến trúc và nghệ thuật của di tích lịch sử Lam Kinh; khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá, truyền thống yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc hào hùng của dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới.

         - Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 nhằm tôn vinh, giới thiệu và quảng bá những giá trị văn hoá tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử Lam Kinh và những tiềm năng của tỉnh Thanh đối với bạn bè trong nước và Quốc tế; thu hút du khách thập phương về với di tích lịch sử Lam Kinh; về với xứ thanh " Vùng đất địa linh nhân kiệt", góp phần đầu tư, xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh nhà.

         - Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013không chỉ là sự kiện văn hoá chính trị lớn của tỉnh mà còn có ý nghĩa về xúc tiến đầu tư kinh tế - du lịch, thu hút các nhà đầu tư về với quê hương Thanh Hoá.

        - Tôn vinh anh hùng dân tộc, các vua Lê, các tướng sỹ và nhân dân có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước, khơi dậy nét truyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Thanh.

        - Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 đảm bảo đùng nghi thức, trang trọng, thiết thực; hướng dẫn cho du khách thực hiện nếp sống văn hoá trong lễ hội, đảm bảo trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản và các hạng mục của di tích

        II. QUY MÔ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC LỄ HỘI.

        1. Quy mô.

Lễ hội Lam Kinh khác với các lễ hội trước vì nó diễn ra đồng thời với sự kiện Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh và là  năm chẵn kỷ niệm, kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế Lê Lợi; vì vậy phải được tổ chức với quy mô  cấp tỉnh, mang tầm khu vực và quốc gia; hoành tráng, trang trọng và thiết thực.

        2. Thời gian, địa điểm.

       - Thời gian tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 vào 8h00' ngày 26/ 9/ 2013 (tức ngày 22/8 âm lịch) tại sân Chính Điện khu di tích lịch sử Lam Kinh.

       - Các hoạt động chính của đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 diễn ra tại sân Khu di tích lịch sử Lam Kinh huyện Thọ Xuân, huyện Ngọc Lặc và thành phố Thanh Hoá.

       - Tổ chức lễ dâng hương tại các điểm di tích: Đền thờ vua Lê Thái Tổ xã Xuân Lam, khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ, các toà thái miếu tại di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai xã Kiên Thọ; Thái miếu nhà Lê phường Đông Vệ và tượng đài anh hùng dân tộc Lê tại  thành phố Thanh Hoá.

        Chương trình tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam.

         3. Nội dung tổ chức lễ hội.

         3.1 Phần lễ

         - Tại các đền thờ, các toà thái miếu, lăng mộ khu di tích tổ tễ lễ theo nghi thức truyền thống, đảm bảo nếp sống văn hoá, văn minh, lành mạnh.

         - Tổ chức rước kiệu vua Lê Thái Tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai theo nghi thức truyền thống, từ đền thờ vua Lê Thái Tổ về sân Điện Lam Kinh trong buổi lễ chính.

         - Nghi thức tế lễ theo nghi thức thời Hậu Lê (như các  năm trước đã thực hiện). Lễ hội dâng hương Kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 585 năm Lê Thái Tổ đăng quang và 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi vào sáng ngày 26/ 9/ 2013 (tức ngày 22/8 âm lịch) tại sân Chính Điện khu di tích lịch sử Lam Kinh (có kịch bản chi tiết kèm theo).

         - Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 theo nghi thức hiện đại, trang trọng, hoành tráng và  tôn nghiêm tại sân Chính Điện khu di tích lịch sử Lam Kinh vào 8h00' ngày 26/ 9/ 2013 ( tức ngày 22/8 âm lịch). Diễn văn khai mạc và nghệ thuật sân khấu hoá của buổi lễ đón bằng thể hiện sinh động các nội dung tiêu biểu sau đây: Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Vua Lê đăng quang, Dấu ấn thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng, giá trị nổi bật về kiến trúc - nghệ thuật của di tích lịch sử Lam Kinh, phát huy hào khí Lam Sơn và giá trị di tích quốc gia đặc biệt - khu di tích lịch sử Lam kinh trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương Thanh Hoá và đất nước giàu mạnh.

         - Chương trình nghệ thuật sân khấu hoá tái hiện lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 10 năm chống quân Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, thể hiện những giá trị nổi bật về kiến trúc - nghệ thuật của di tích lịch sử Lam Kinh; tái hiện lại một số hoạt động văn hoá có ý nghĩa tôn kính tổ tiên và các chính sách về quản lý đất nước mạng đậm dấu ấn của một số đời vua thời Lê; sự lan toả và tác động mạnh mẽ của hoà khí Lam Sơn gần 600 năm qua trên quê hương thanh Hoá (có kịch bản riêng) đảm bảo, trang trọng, hoành tráng cho sự kiện đón bằng di tích cấp quốc gia đặc biệt.

         3.2. Phần hội

         Xây dựng phần hội bao gồm các trò diễn múa hát dân gian tiêu biểu của các địa phươngtrong tỉnh gắn với Lễ Hội Lam Kinh năm 2013 và được tiến hành sau phần lễ tại sân Điện khu di tích lịch sử Lam Kinh ( 30 phút) như: Múa Xuân Phả; múa rồng Xuân Lập (Thọ Xuân), Trò Chiềng (Yên Định); trò Sanh Ngô, trống hội Phú Khê (Hoằng Hoá), hát múa Đông Anh (Đông Sơn), cồng chiêng (Ngọc Lặc); hò sông Mã (CLB dân gian thị trấn Hà Trung).

         3.3. Các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch:

         - Tố chức trưng bày giới  thiệu các công trình, nghệ thuật kiến trúc thời Lê, các công trình, nghệ thuật kiến trúc của Lam Kinh (Thư viện tỉnh, Bảo tàng, Trung tâm triển lãm, Liên chi hội Di Sản văn hoá lam Kinh thực hiện).

        - Tổ chức cắm trại giữa các làng văn hoá của huyện Thọ Xuân, Liên hoan văn hoá ẩm thực xứ Thanh( UBND huyện Thọ Xuân - Sở VHTTDL thực hiện).

        - Tổ chức chiếu phim phục vụ đồng bào các xã lân cận, tổ chức 01 chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn phục vụ bà con tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân vào tối ngày 23/ 9/ 2013 ( tức ngày 19/8 âm lịch; Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Thanh Hoá thực hiện).

        - Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch: Các trò chơi, trò diễn dân gian gắn với Lễ hội Lam Kinh, tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc tại thị trấn Lam Sơn và xã xuân Lam, huyện Thọ Xuân ( Sở VHTTDL - UBND huyện Thọ Xuân, huện Ngọc Lặc thực hiện).

        - Tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hoá gắn với vùng Tây Đô - Lam Kinh; thành Nhà Hồ, suối các Cẩm Lương, khu du lịch biển sầm Sơn.... Tổ chức giới thiệu sản phẩm du lịch Thanh Hoá phục vụ du khách (Sở VHTTDL - Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hoá thực hiện).

         III. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN.

         - Tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 thông qua các hoạt động giao ban báo chí trong tỉnh và tại Bộ thông tin Truyền thông vào tháng 8/ 2013.

         - Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúngđịa phương và Trung ương; báo Thanh Hoá, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Văn Hoá và Đời sống, Tạp chí văn nghệ Xứ Thanh.....và các cơ quan thông tấn báo chí của trung ương thường trú tại Thanh Hoá, Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV3, VTV6...), Đài tiếng nói Việt Nam.

         - Các đơn vị chức năng của ngành Văn Hóa, Thể thao Và Du lịch, Phòng Văn Hoá - Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thông tin các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, thành phố Thanh Hoá tổ chức dày đặc các loại hình tuyên truyền, cổ động, quan tâm loại hình trực quan phong phú, đa dạng, có hiệu quả trong công tác tuyên truyền cho Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

        - Tuyên truyền, cổ động trực quan: treo băng zôn, cờ hội, cờ tổ quốc, panô (Trọng điểm từ đầu cầu Mục Sơn đến cầu Bạch, khu di tích lịch sử Lam Kinh); treo băng zôn ở các khu vực trung tâm huyện Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, khu vực đền Tép xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, các đường phố lớn , khu vực thái miếu nhà Lê, khu vực tượng đài Lê Lợi, khu vực trung tam thị trấn các huyện, thị có Quốc lộ 1A, 47, 45, 217, đường Hồ Chí Minh.

        Thời gian tuyên truyền: Trước, trong lễ hội ( từ ngày 01/ 9/ 2013 đến hết ngày 30/9/ 2013 tức từ ngày 26/7 đến hết ngày 30/8 âm lịch)

         IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.        

         1.Công tác chỉ đạo.

         - Căn cứ Kế hoạch được duyệt, các thành viên Ban tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan huy động cả về nhân lực, vật lực của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần vào sự thành công của Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

         - Thành phần các Tiểu ban: Tuyên truyền; Nội dung và Khánh tiết; Lễ Tân và Hậu cần; An ninh và trật tự.

         - Các Tiểu ban có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, Phương án cụ thể, chi tiết trình Trưởng BTC phê duyệt và triển khai thực hiện.

        2. Các ngành, địa phương.

         Công an tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc cần  thành lập Ban tổ chức cung cùng cấp để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch, Kịch bản tổng thể Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

        3. Phân công nhiệm vụ.

        3.1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

        Là cơ quan thường trực của ban tổ chức, chịu trách nhiệm tham mưu tổng thể nội dung Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013, cụ thể như sau:

        - Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu ban

        - Tham mưu xây dựng Kế hoạch Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

        - Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh đã tổ chức sự kiện tương tự để xây dựng kịch bản tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

        - Tham mưu cho Trưởng ban tổ chức mời cố vấn lịch sử, cố vấn nghệ thuật, tác giả viết kịch bản văn học và kịch bản dàn dựng, thành lập ê kíp sáng tạo cho toàn bộ Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 (hoàn thành kịch bản văn học và kịch bản dàn dựng trước ngày 20/ 8/ 2013, trình Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức phê duyệt); chịu trách nhiệm tổ chức dàn dựng chương trình Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

        - Viết diễn văn khai mạc Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

        - Xây dựng Ma két giấy mời, trình Trưởng Ban Tổ chức phê duyệt và tổ chức in ấn.

        - Chuẩn bị nội dung, tham mưu để Ban tổ chức triển khai họp báo tại Thanh Hoá và Hà Nội, tuyên truyền cho Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013; xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phân công các đơn vị chức năng trong ngành tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013, Kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 585 năm Lê Thái Tổ đăng quang và 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi . Thời gian tuyên truyền trước, trong và sau sự kiện.

         - Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Khu lăng mộ Lê Dụ tông, khánh thành trước thời gian tổ chức Lễ hội Lam Kinh.

         - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chỉnh trang, tu sửa các hạng mục công trình trong khu di tích lịch sử Lam Kinh; Khẩn trương xây dựng các nhà vệ sinh cố định, di động, chuẩn bị các phương án đảm bảo vệ sinh môi trường; san lấp mặt bằng, hàng rào đường năm cầu Bạch; Mua mới dàn trồng hội ; đẩy nhanh tiến độ thi công phỏng dựng xây dựng Chính điện Lam Kinh phục vụ Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

         - Tổng hợp dự toán kinh phí tổng thể, gửi Sở tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định trước ngày 30/7/ 2013.

         - Phối hợp với các đơn vị, các huyện, thị xã, thàh phố huy động nhân lực, trang thiết bị thực hiện Kịch bản Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

         - Tổ chức, bố trí hướng dẫn giới thiệu về di tích lịch sử Lam Kinh phục vụ du khách về tham dự Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

         - Phối hợp với UBND thành phố Thanh Hoá, UBND huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc để tổ chức lễ dâng hương ở các di tích : Đền thờ vua Lê Thái Tổ xã Xuân Lam, khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ, các toà thái miếu tại di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai xã Kiên Thọ; Thái miếu nhà Lê phường Đông Vệ và tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi tại  thành phố Thanh Hoá.

          3.2. UBND huyện Thọ Xuân.

          - Chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn cho UBND xã Xuân Lam, Thị trần Lam Sơn phối hợp với Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh thực hiện công tác chỉnh trang đền thờ vua Lê Thái Tổ, hướng dẫn thực hiện tốt tế lễ tại di tích đúng theo nghi thức cổ truyền, đảm bảo thực hiện tốt nếp sống văn minh, lành mạnh trong lễ hội, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ tại di tích và trong khu vực dân cư, bố trí sắp xếp các dịch vụ bán hàng thực hiện đảm bảo văn minh thương nghiệp, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

           - Nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng tại hai bên đường Nam cầu bạch và trong khu di tích lịch sử Lam Kinh, các trò chơi điện tử mạng tính chất cờ bạc trá hình, các trò chơi kích động bạo lực, mại dâm, tệ nạn ăn xin, ăn mày, níu kéo lừa đảo du khách.Nếu có tổ chức các trò chơi điện tử lành mạnh phải được bố trí xa khu vực di tích, xa nơi trung tâm tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

            - Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện bố trí bộ phận trực cấp cứu trong khu vực tổ chức lễ đón Bằng và lễ hội.

            - Chỉ đạo cho Công an huyện lập phương án đảm bảo an toàn giaothoong, phân luồng xe cơ giới và các phương tiện tham gia giao thông, bố trí các điểm  trông giữ xe cho du khách, không để ách tắc giao thông trong những ngày tổ chức diễn ra lễ hội, đảm bảo an ninh, an toàn trật tự trong lễ hội và khu vực dân cư.

            - Chỉ đạo, điều động nhân lực và trang thiết bị, đạo cụ, trang phục như múa rồng, trò Xuân Phả...của các địa phương trong huyện tham gia tập luyện, dàn dựng Kịch bản lễ hội, điều động tổ chức các đội tế: xa Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, xã Xuân Lập, Xã Thọ Diên, xã Xuân Thiên, xã Xuân Trường.. tham gia tập luyện theo kịch bản dàn dựng lễ rước Kiệu vua Lê thái Tổ khi có yêu cầu của Ban tổ chức.

           - Chỉ đạo Phòng Văn hoá - Thông tin huyện và Trung tâm Văn hoá - thông tin huyện tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan, thiết kế các cụm pa nô, treo băng zôn, phướn, cờ hội tuyên truyền cho Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 tại các khu vực thị trấn huyện thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng, thị trấn Lam Sơn (khu vực Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn) và huy động nhân dân xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn treo cờ tổ quốc trong 3 ngày tổ chức lễ hội; tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng, các trò chơi, trò diễn dân gian phục vụ du khách.

           3.3. Văn phòng UBND tỉnh.

          - Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan lập danh sách đại biểu mới tham gia dự Lễ.

          Cùng với Sở văn hóa thể thao và Du lịch tổ chức đón tiếp đại biểu về dự lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          Theo dõi tình hình triển khai thực hiện kế hoạch; tham mưu cho UIBND tỉnh, Ban chỉ đạo các biện pháp để tổ chức thành công Lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          3.4 Ban tuyến giáo Tỉnh Ủy-  Sở thông tin và truyền thông:

          Đấu mối với Bộ thông tin và Truyền thông để Thanh Hóa báo cáo tại hội nghi giao ban báo chí của Bộ vào tháng 9 năm 2013 tuyên truyền về lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

Hướng dẫn tuyên truyền các hình thức cổ động trực quan như: Bằng zôn khẩu hiệu phướn, thông qua hệ thống báo cáo viên, bản tin thông báo nội bộ...

          Cùng với đài phát thanh và Truyền hình đấu mối chặt chẽ với Đài truyền hình Việt Nam đảm bảo đường truyền vệ tinh truyền hình trực tiếp Chương trình đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          3.5  Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí:

          Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo Văn Hóa và Đời sống, Tạp chí xứ Thanh xây dựng chuyên trang, chuyên mục ưu tiên thời lượng tuyên truyền những giá trị nổi bật về kiến trúc, nghệ thuật của di tích lịch sử Lam Kinh về lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013; cử phóng viên báo đài cập nhật đưa tin những hoạt động của BTC các hoạt động chuẩn bị hoạt động bên lề của Lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa chủ động khai thác các thước phim tư liệu về di tích lịch sử Lam Kinh về Lê Lợi về thời Lê để tuyên truyền giới thiệu trên sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh, làm việc trực tiếp và đăng ký chương trình với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) về kế hoạch tổ chức truyền hình trực tiếp sự kiện buổi lễ đón bẳng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          3.6 Công an tỉnh:

          Xây dựng phương án điều động lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong những ngày tổ chức lễ hội; chỉ đạo phân luồng giao thông cho các loại xe và quy định nơi đỗ xe, giữ xe cho du khách đến dâng hương  tại Thái Miếu nhà Lê, tượng đài Lê Lợi, Đền Lê Thái Tổ, đền thờ Lê Lai và khu vực tổ chức lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          3.7. Sở Giao thông vận tải:

          Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Thọ Xuân Ngọc Lặc thành phố Thanh Hóa trong chỉ đạo phân luồng giao thông thông suốt các tuyến đường chính dẫn đến khu di tích Lam Kinh , đền Tép, Thái miếu Nhà Lê, tượng đài Lê Lợi, chỉ đạo các địa phương nằm trên các tuyến đường khu vực diễn ra sự kiện chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn sạch đẹp.

          3.8 Điện lực Thanh Hóa

          Có kế hoạch cung cấp điện lưới thông suốt tại các điểm di tích:  Thái Miếu nhà Lê, tượng đài Lê Lợi, Đền Lê Thái Tổ, đền thờ Lê Lai và khu vực tổ chức lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.(truyền hình trực tiếp VTV1) . Có phương án máy nổ dự phòng cung cấp đủ điện cho sự kiện Lễ đón  đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          3.9 Sở Tài Chính

          Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp kinh phí thực hiện thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định trước ngày 30 tháng 7 năm 2013.

          Phối  hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí kinh phí xây dựng nhà vệ sinh cố định và di động; san lấp mặt bằng, hàng rào đường Nam cầu bạch theo dự án đã được phê duyệt phục vụ Lễ.

          3.11. Sở Y tế.

          - Chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu vực tổ chức sự kiện; tổ chức đoàn kiểm tra VSAT thực phẩm tại huyện Thọ Xuân trước khi diễn ra sự kiện.

          - Lên phương án bố trí lực lượng trực cấp cứu trong các ngày diễn ra Lễ hội Lam Kinh năm 2013 tại khu di tích lịch sử Lam Kinh.

          3.12. Trung tâm xúc tiến Đầu tư; Thương mại và Du lịch Thanh Hoá.

          - Tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hoá gắn với vùng Tây Đô - Lam Kinh; thành Nhà Hồ, Sầm Sơn.... Tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch Thanh Hoá phục vụ du khách tại di tích lịch sử Lam Kinh.

          3.13 UBND thành phố Thanh Hoá.

          - Chỉ đạo chỉnh trang các hạng mục di tích Thái miếu nhà Lê, khuôn viên tượng đài Lê Lợi đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ; hướng dẫn, phục vụ các đoàn đại biểu và nhân dân đến dâng hương nhân Lễ hội Lam kinh năm 2013, đảm bảo nếp sống văn hoá, văn minh lành mạnh.

          - Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan bằng các cụm pa nô, băng zôn, phướn, cờ hội, trên trục đường quốc lộ 1A thành phố Thanh Hoá, khuôn viên tượng đài Lê Lợi và các trục đường phố chính, khu vực thái miếu nhà Lê ( phường Đông Vệ) trong những ngày tổ chức Lễ đón  đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013.

          - Tổ chức chương trình Trống hội Lam Kinh dựa theo " Bình Ngô Đại Cáo" phục vụ nhân dân tại Tượng đài Lê Lợi vào các tối ngày 22,23, 24/ 9/ 2013 ( tức ngày 18, 19, 20/ 8 âm lịch) nhân sự kiện Kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 585 năm Lê Thái Tổ đăng quang và 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi

          3.14.UBND huyện Ngọc Lặc

          - Chỉ đạo chỉnh trang, đảm bảo vệ sinh môi trường, tổ chức tế lễ theo nghi thức cổ truyền, tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất của Trung Túc Vương Lê Lai, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh trong lễ hội.

          - Chỉ đạo xây dựng các cụm pa nô, băng zôn tuyên truyền trong khu vực thị trấn huyện, xã  Kiên Thọ để tuyên truyền cho Lễ đón  đón Bằng công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013 và kỷ niệm ngày huý kỵ của Trung Túc Vương Lê Lai; huy động nhân dân xã Kiên Thọ treo cờ Tổ quốc trong 3 ngày tổ chức sự kiện.

          - Xây dựng kế hoạch tập luyện cho đội Cồng Chiêng huyện tham gia vào phần Hội của chương trình Lễ hội vào sáng ngày 26/09/2013 (tức ngày 22/08 âm lịch) tại sân điện khu di tích lịch sử Lam Kinh.

          - Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức lễ hội đền Tép năm 2013.

          - Tổ chức đội rước kiệu Lê Lai từ đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai về đền thờ Lê Thái Tổ, về sân điện Lam Kinh (kiệu Trung Túc Vương Lê Lai có mặt tại đền thờ Lê Thái Tổ vào trước 7h00' ngày 26/09/2013 tức ngày 22/08 âm lịch).

          3.15. UBND huyện Hoằng Hóa

          Điều động nhân lực, đạo cụ, phục trang, đội trống hội làng Phú Khê tham gia; đội múa trò "Sanh Ngô" thôn Phượng Trì xã Hoằng Thắng tham gia vào phần hội của chương trình lễ hội vào sáng ngày 26/09/2013 (tức ngày 22/08 âm lịch) tại sân điện khu di tích lịch sử Lam Kinh.

          3.16. UBND huyện Yên Định

          Điều động trò diễn dân gian "Trò Chiềng" xã Yên Ninh tham gia vào phần hội của chương trình lễ hội vào sáng ngày 26/09/2013 (tức ngày 22/08 âm lịch) tại sân điện khu di tích lịch sử Lam Kinh.

          3.17. UBND huyện Đông Sơn

          Điều động đội múa Đông Anh tham gia vào phần hội của chương trình lễ hội vào sáng ngày 26/09/2013 (tức ngày 22/08 âm lịch) tại sân điện khu di tích lịch sử Lam Kinh.

          3.18. UBND huyện Hà Trung

          Điều động CLB dân gian thị trấn hà trung biểu diễn "Hò sông Mã" tham gia vào phần hội của chương trình lễ hội vào sáng ngày 26/09/2013 (tức ngày 22/08 âm lịch) tại sân điện khu di tích lịch sử Lam Kinh.

          3.19. UBND các huyện Hà Trung, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thường Xuân, Như Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và Thành phố Thanh Hóa: Tổ chức tuyên truyền trực quan (panô, khẩu hiệu, cờ Tổ quốc, cờ Hội, cờ Chuối...) trên các trục đường quốc lộ 1A, 45, 217, 47, đường Hồ Chí Minh đi qua địa phương mình.

          V. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

          1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí tổng thể cho việc Lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013, gửi Sở Tài chính thẩm định, đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

          2. UBND huyện Thọ Xuân, UBND huyện Ngọc Lặc, UBND Thành phố Thanh Hóa và các Sở, Ban, Ngành có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nội dung công việc được giao để lập dự toán kinh phí thực hiện trong nguồn kinh phí của đơn vị được giao trong năm 2013, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.

          Căn cứ kế hoạch tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013, kỷ niệm 595 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 580 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Lợi, các ngành, các huyện, thị, thành phố, các thành viên Ban Tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013 có trách nhiệm triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, đảm bảo để Lễ đón Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội Lam Kinh năm 2013 thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp./.

 

Nơi nhận                                                                                                          TRƯỞNG BAN

Bộ Văn hóa, TT&DL;                                                                                                                                (Đã ký)

- Thường trực Tỉnh ủy

- Thường trực HĐND tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Các thanh viên BCĐ, BTC;

- Các ngành, đơn vị có liên quan;                                                                     PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH

- Lưu VT, VX (2).                                                                                                Vương Văn Việt

CV169/2013/Ninh12b


TIN TỨC KHÁC

Audio Guide

www.ditichlamkinh.vn

Thống kê

        Hướng dẫn tìm đường

 

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh